TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thứ tư - 04/01/2017 03:55
  •  

Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Bộ nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016 do Trường Đại học Sao Đỏ chủ trì thực hiện

          Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, là hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản của một nhà trường, trong đó việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy, cùng với chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên.
         Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sao Đỏ từng bước được đổi mới với nhiều chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao. Chiều ngày 29/12/2016, Hội đồng khoa học cấp Bộ đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016 do Trường Đại học Sao Đỏ chủ trì thực hiện.



Đại diện nhóm tác giả báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài
          Năm 2016, Trường Đại học Sao Đỏ có 03 đề tài cấp Bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau: Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng mạng Noron và logic mờ xây dựng mô hình thu thập, xử lý và dự báo một số thông số môi trường khu vực tỉnh Hải Dương” do NCS. Đỗ Văn Đỉnh – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thiết kế, chế tạo thiết bị thu thập thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm), xây dựng mô hình mạng Noron nhân tạo, logic mờ dự báo ngắn hạn thông số môi trường; Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng vi điều khiển và thuật toán PSO, xây dựng mô hình điều khiển Robot bầy đàn tìm kiếm vật thể kim loại phục vụ công tác đào tạo tại Trường Đại học Sao Đỏ” do TS. Đinh Văn Nhượng – Hiệu trưởng nhà trường làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là thiết kế, chế tạo robot tìm kiếm vật thể kim loại hoạt động theo nguyên lý bầy đàn, lập trình giao tiếp giữa các robot để tìm kiếm và xác định vị trí vật thể kim loại. Từ đó, xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm phục vụ đào tạo các môn học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông. Sản phẩm tạo ra dần hướng tới thương mại hóa; Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng” do TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường làm chủ nhiệm đề tài, với mục tiêu xây dựng nội dung, phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học, cao đẳng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy kỹ năng mềm và hình thành cho sinh viên những kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng và có kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, công việc.
           Hội đồng đã nghe các nhóm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài và cùng nhận xét, trao đổi, góp ý cho các đề tài. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao sự nghiêm túc, công phu của các nhóm tác giả thể hiện trong quá trình làm việc. Đây là những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 
           Kết quả, Hội đồng khoa học và công nghệ Bộ Công thương đã nghiệm thu 03 đề tài đều đạt, trong đó đề tài “Nghiên cứu, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng” do TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường làm chủ nhiệm đạt Xuất sắc.
           Kết quả này đã khẳng định trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự dày công nghiên cứu, sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và chuyển giao công nghệ để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển bền vững.

Tác giả bài viết: Phạm Văn Dự

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Phóng sự ảnh
Tạp chí Công thương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây