TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thứ hai - 01/07/2019 08:04
  •  

Ô nhiễm không khí và hành động của mỗi công dân trong vấn đề bảo vệ môi trường!

Không khí có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với việc sinh tồn của các vi sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút. Đối với trái đất, không khí là lớp áo bảo vệ các vi sinh vật trên trái đất khỏi các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch trong vũ trụ. Trong không khí có các thành phần như: O2, CO2, NO2… rất cần cho quá trình hô hấp của con người cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống.
Ô nhiễm không khí và hành động của mỗi công dân trong vấn đề bảo vệ môi trường!

      Không khí bị ô nhiễm được hình thành từ các nguyên nhân như: Xuất phát từ sinh hoạt của con người trong mỗi gia đình: hệ thống bếp nấu, lò sưởi ấm và ánh sáng (trên thế giới có hơn 3 tỷ người sử dựng phương tiện thô sơ như bếp củi, bếp than để nấu ăn và sưởi ấm; Xuất phát từ môi trường bên ngoài như:  Phát thải từ các hoạt động sản xuất điện, giao thông, lò đốt công nghiệp, lò nung gạch, cháy rừng và các cơn bão bụi, bão cát… với con số 90/93 quốc gia không có tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện giao thông và 86% các quốc gia trên thể giới sử dụng phương pháp đốt đối với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

     Trồng nhiều cây xanh, bả vệ nguồn nước sạch làm ôn hòa không khí là hành động bảo vệ môi trường (Ảnh: Nguồn Internet)

     Với những số liệu trên đã minh chứng cho sự ô nhiễm không khí trầm trọng đối với các quốc gia trên thế giới. Tổ chức WHO đã điều tra và đưa ra những con số khẳng định “Ô nhiễm không khí là kẻ giết người khổng lồ”. Những con số đau thương này được công bố hằng năm và được thống kế một cách đầy đủ nhất. Mỗi năm có 6,5 triệu người chết sớm do chất lượng không khí kém; 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà bởi hệ thống bếp nấu trong đó (99 nghìn người ở Châu Âu, 81 nghìn người ở Châu Mỹ; 600 nghìn người ở Châu Phi, 3,3 triệu người ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, còn lại 19 nghìn người ở các nước có thu nhập cao). Đáng báo động là con số 2 triệu người chết bởi mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí trong nhà trong đó có 800 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi. Còn đối với sự ô nhiễm không khí ngoài trời thì sao? Con số người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời là 3,7 triệu người trong đó (200 nghìn người ở Châu Âu, 58 nghìn người ở Châu Mỹ, 236 nghìn người ở Địa Trung Hải, 176 nghìn người ở Châu Phi,  2,6 triệu người ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, 455 nghìn người ở các nước có thu nhập cao).
 

     Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người (Ảnh: Nguồn Iternet)

    Như vậy, vấn đề ô nhiễm không khí trên toàn thế giới đã gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh tồn  của con người, không chỉ có vậy nó còn ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như chi phí tài chính cho các vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường (chiếm 5-10% GDP) trong đó tỷ lệ dành cho ô nhiễm không khí là cao nhất.

      Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn thế giới, con người cần phải làm gì để giảm thiểu và ngăn chặn hậu quả?
      Không còn cách nào khác chúng ta cần thực hiện các hoạt động sau để nâng cao chất lượng không khí: Sử dụng bếp nấu và hệ thống sưởi sạch tại các vùng nông thôn - Không đốt rác; Sử dụng dầu sạch và động cơ cải tiến thân thiện với môi trường cho các phương tiện giao thông vận tải – Ưu tiên phương pháp đi bộ hoặc các phương tiện giao thông công cộng thay cho các phương tiện cá nhân; Áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với khí phát thải của phương tiện giao thông – Sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường đối với các ngành công nghiệp máy móc; Chuyển đổi từ sử dụng đèn dầu sang các công nghệ chiếu sáng sạch như đèn lấy năng lượng mặt trời – Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chấm dứt phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như: Các bon đen,o zon và mê tan làm giảm số người chết và làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.

Cán bộ giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ cùng chung tay bảo vệ môi trường

      Tháng 6/2019 - “Tháng hành động vì môi trường”! Hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới” 5/6/2019 với chủ đề: “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”, toàn thể cán bộ viên chức giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ đã chung tay cùng bảo vệ môi trường. Vào thứ 5 hàng tuần, nhà trường thường xuyên tổ chức hoạt động vệ sinh phòng làm việc, các Trung tâm thực hành-thực nghiệm, phòng học và sân trường. Hoạt động được cán bộ giảng viên và sinh viên hưởng ứng nhiệt tình vì một môi trường xanh-sạch-đẹp và hơn hết là tạo nên một không gian sống, học tập và làm việc năng động, hiên đại, nâng cao sức khỏe và hiệu quả công việc, đồng thời góp phần vào việc chung tay bảo vệ môi trường cùng xã hội.
     Vấn đề ô nhiễm không khí ngày nay đang trở nên nhức nhối, chúng ta, mỗi công dân toàn cầu cần chung tay bảo vệ môi trường sống, nâng cao chất lượng không khí bằng những hành động tích cực, suy nghĩ tích cực, tuyên truyền cho nhau hiểu, biết và ngăn chặn những hành động gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng môi trường và chất lượng cuộc sống con người trên trái đất!
 

Tác giả bài viết: Thanh Lan

Phóng sự ảnh
Tạp chí Công thương
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây