TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Cùng chung tay với cả nước, nhằm giảm thiểu sức người trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19, sớm dập dịch hiệu quả. Chỉ vỏn vẹn chưa đầy một tuần, kể từ ngày 21-25/5, thầy và trò trường Đại học Sao Đỏ (địa chỉ tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã đưa ra công trình nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống máy phun khử khuẩn tự động.
Thiết bị phun khử khuẩn tự động ra đời nhằm thay thế sức người
do nhóm nghiên cứu trường Đại học Sao Đỏ sáng chế
Đây là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu của nhà trường góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid- 19 trong giai đoạn diễn biến phức tạp.
Ngay sau khi hoàn thành, nhà trường đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Hải Dương triển khai lắp đặt 3 hệ thống trên tại 3 chốt kiểm dịch cấp tỉnh (chốt A) gồm: chốt tại phường Hoàng Tiến (trên quốc lộ 18, tiếp giáp với thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) và chốt tại đầu cầu Phả Lại (trên quốc lộ 18, tiếp giáp với huyện Quế Võ, Bắc Ninh) và chốt tại nút giao đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn qua địa phận trạm thu phí Gia Lộc).
Theo ghi nhận của PV Báo Công lý, hệ thống máy phun khử khuẩn tự động gồm 2 thiết bị đặt hai bên làn xe. Trên hai thiết bị có gắn các cảm biến, dụng cụ phun phù hợp với chiều cao của các loại xe ô tô. Mỗi thiết bị có một động cơ bơm áp lực cao dùng để bơm dung dịch khử khuẩn từ bồn chứa nhiên liệu lên các đầu phun.
Thiết bị được lắp đặt đơn giản, hoạt động hiệu quả với các phương tiện lưu thông qua.
Điểm ưu Việt của hệ thống phun khử khuẩn tự động này là khi có xe cơ giới đi qua, các cảm biến sẽ nhận dạng chiều cao xe để điều khiển bơm, van áp lực. Cùng với đó, các đầu phun sẽ phun ra dung dịch dạng sương mù phù hợp với chiều cao của xe (đặc biệt là những loại xe cơ giới như xe bồn; container…). các loại phương tiện khi đi lưu thông qua các điểm chốt vẫn có thể di chuyển bình thường, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Hơn nữa, hệ thống khử khuẩn tự động phù hợp cho việc lắp đặt lưu động, có thể hoạt động 24/24 giờ, kể cả trong điều kiện thời tiết có nắng hay mưa, hoàn toàn thay thế sức người giúp tiết kiệm nhân lực, dung dịch mà lại nhanh, hiệu quả hơn cách làm thủ công như trước.
Kể cả với các phương tiện xe cơ giới cỡ lớn.
Trao đổi với PV Báo Công lý, Tiến sĩ Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ cho biết: “ Nhằm góp phần chung tay cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh Covid- 19 một cách hiệu quả, nhóm nghiên cứu của nhà trường đã nảy ra ý tưởng và bắt tay luôn và việc hoàn thiện sản phẩm. Qua thử nghiệm và trên thực tế có thể thấy hệ thống khử khuẩn tự động hoạt động rất hiệu quả. Đây cũng là thành tựu của nhóm nghiên cứu của trường, hiện chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu sâu thêm và mong muốn nhân rộng mô hình cho các địa phương đang diễn ra dịch bệnh, giảm thiểu sức người”.
Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Văn Đỉnh, tổng kinh phí sau khi hoàn thiện lắp đặt hệ thống khử khuẩn tự động là gần 200 triệu đồng. Ngay sau khi nhận thấy hiệu quả từ công trình này, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Sở Y tế đã đặt hàng nhà trường để lắp đặt phục vụ công tác khử khuẩn tại các chốt A trên địa bàn tỉnh.
Tiến sĩ Tiến sĩ Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ vận hành thiết bị phun
khử khuẩn tự động được lắp đặt tại chốt A (phường Phả Lại, TP Chí Linh)
Được biết, trong đợt dịch Covid-19 thứ ba bùng phát tại Hải Dương, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sao Đỏ cũng đã chế tạo thành công robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch Covid-19. Sau khi nghiên cứu chế tạo và vận hành thành công, nhà trường đã tặng hai robot này cho Bệnh viện dã chiến số 2 (đặt tại Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương) và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 huyện Kim Thành, mô hình này cũng đã hoạt động rất hiệu quả.
Tác giả bài viết: Theo Báo Công lý
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn