TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thứ bảy - 22/07/2023 21:27
  •  

“Tư duy và Hành động từ các nhà khoa học” – Xây dựng và phát triển Nhà trường bền vững

Ngày 21/7/2023, Đảng ủy Trường Đại học Sao Đỏ tổ chức tọa đàm “Tư duy và Hành động từ các nhà khoa học” để lắng nghe các nhà khoa học “hiến kế” giúp Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu Nhà trường hoạch định các kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường bền vững.
Tọa đàm “Tư duy và Hành động từ các nhà khoa học” hội tụ các Tiến sĩ của Nhà trường
Tọa đàm “Tư duy và Hành động từ các nhà khoa học” hội tụ các Tiến sĩ của Nhà trường
      Chủ trì buổi tọa đàm có NGND. TS Đinh Văn Nhượng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu cùng toàn thể các nhà khoa học có trình độ Tiến sĩ của Nhà trường
      Phát biểu tại buổi tọa đàm, NGND. TS Đinh Văn Nhượng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: “Năm học 2022-2023 đã kết thúc, đây là năm học Nhà trường gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi hậu đại dịch Covid-19. Một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa đã ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, trong đó có cơ hội việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, viên chức, người lao động và sinh viên. Song với tinh thần vượt khó và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cán bộ, viên chức, người lao động đã quyết tâm để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Thành công đó phải kể đến công sức đóng góp không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học. Nhà trường rất ghi nhận, trân trọng tình cảm và sự đóng góp công sức, trí tuệ của các Tiến sĩ vào quá trình xây dựng, phát triển Nhà trường.
NGND. TS Đinh Văn Nhượng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường
chủ trì tọa đàm
      Năm học 2023-2024 đã bắt đầu, đây là năm mang dấu ấn quan trọng, Nhà trường tổ chức Kỷ niệm 55 năm Truyền thống đào tạo (1969-2024), cũng là năm đầy khó khăn thách thức để xây dựng và thực hiện lộ trình tự chủ đại học. Với ý nghĩa đó, tại tọa đàm này, Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu Nhà trường mong muốn được lắng nghe các Nhà khoa học cùng nhau thảo luận, có những ý kiến đóng góp thiết thực trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường:
      Đổi mới, tổ chức hoạt động quản trị đại học để nâng cao hiệu lực, hiệu quả mối quan hệ Đảng ủy – Hội đồng trường – Ban Giám hiệu và các đơn vị tạo động lực phát triển;
      Định hướng phát triển Nhà trường trong các lĩnh vực (đào tạo, cơ sở vật chất và phát triển khoa học công nghệ...) trong năm học tới và những năm tiếp theo để tiếp cận với xu thế phát triển của địa phương, khu vực và xã hội;
      Đề xuất phương án, cơ chế, chính sách… nâng cao chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư vấn pháp luật, ngoại ngữ;
      Đề xuất phương án quy hoạch các đơn vị phòng, khoa và mở mới các đơn vị trực thuộc trường để tiến tới tự chủ đại học trong tương lai gần;
      Đề xuất cơ chế, chính sách để khuyến khích đội ngũ tri thức, nhà khoa học cống hiến cho sự phát triển Nhà trường trên tinh thần: “Thực tâm - Thực chung – Thực nghiệp”;
     Đề xuất các giải pháp, khuyến khích cán bộ, viên chức, giảng viên làm thêm giờ và tham gia các hoạt động khác nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, viên chức, người lao động….
     Với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, dân chủ, tại tọa đàm, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực dựa trên những nội dung trọng tâm được Đảng ủy nêu ra.
NGƯT. TS Nguyễn Trọng Các – Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu tại tọa đàm

NGƯT. TS Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại tọa đàm

TS. Đỗ Văn Đỉnh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại tọa đàm
      Trong nội dung đổi mới, tổ chức hoạt động quản trị, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cho rằng, Nhà trường cần sắp xếp, tinh gọn các đơn vị, đồng thời mở mới một số đơn vị trực thuộc trường… để công tác quản lý hiệu quả hơn. Về nội dung phát triển lĩnh vực đào tạo, các Tiến sĩ cho rằng: Nhà trường cần mở thêm một số ngành như: (Logictic, Quản trị công nghiệp, IoT,…) phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Ngoài ra trong đào tạo, một số ý kiến cho rằng, về phương pháp giảng dạy nên giảng dạy trực tuyến tích hợp với công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Về cơ sở vật chất hiện nay Nhà trường đã đáp ứng tốt việc dạy và học của thầy và trò. Bàn luận về nội dung cơ chế, chính sách… nâng cao chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ, các ý kiến cho rằng cần quan tâm, động viên và chọn cử các giảng viên có năng lực làm nghiên cứu sinh, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với các giảng viên có học vị Tiến sĩ, tạo động lực làm việc và cống hiến cho Nhà trường. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh vấn đề tự chủ đại học và xu thế tất yếu do vậy mỗi cán bộ, viên chức, giảng viên phải luôn thích ứng, phải biết tự làm mới mình để theo kịp sự phát triển của xã hội...










Các nhà khoa học đóng góp ý kiến xây dựng phát triển Nhà trường
      Những ý kiến đóng góp và kiến nghị của các nhà khoa học tại tọa đàm đã được Đảng ủy; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường lắng nghe và tiếp thu. Đồng chí Bí thư khẳng định rằng, với tư duy của đội ngũ trí thức khoa học đã “hiến kế” giúp Đảng ủy xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình công tác phù hợp cho năm học mới, đồng thời là định hướng để xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường trong các giai đoạn tiếp theo.

Tác giả bài viết: Thanh Lan

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Phóng sự ảnh
Tạp chí Công thương
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây