TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thứ sáu - 16/11/2018 09:19
  •  

Vinh quang lao động “Trồng người”

          Từ hàng nghìn năm  trước, trong quá trình dựng nước và giữ nước ông cha ta đã coi việc học, việc giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển, hưng thịnh đất nước. Vì thế ông cha ta đã đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của người thầy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.   
          Trong văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442), Thân Nhân Trung đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người thầy được xem là khuôn vàng thước ngọc, truyền cho học sinh, sinh viên tri thức của nhân loại và uốn nắn, chỉ bảo cho các em về lối sống, cách làm người. Người thầy lao động trong lĩnh vực tri thức, đầy vất vả nhưng cũng hết sức vinh quang, đòi hỏi họ phải không ngừng phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh những tri thức mới của thời đại để truyền cho học sinh sinh viên những chân lý, đào tạo ra một thế hệ tương lai cho đất nước.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân
cho TS Đinh Văn Nhượng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ
          Để đạt được hiệu quả giáo dục cao, người thầy đã làm việc với tất cả tấm lòng của mình, vừa nguyên tắc, nhưng cũng vừa có tình cảm, hết lòng vì học sinh sinh viên thân yêu. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của người thầy đều chan chứa tình cảm, trìu mến yêu thương, thôi thúc học sinh sinh viên say mê học tập. Người thầy luôn thân thiện với học sinh, sinh viên, gần gũi quan tâm đến năng lực học tập của các em, không những thế còn quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của các em, đến những khó khăn trong đời sống hàng ngày để kịp thời động viên các em cố gắng trong học tập.
TS Vũ Văn Tản – Trưởng Khoa Cơ khí hướng dẫn sinh viên xác định cơ tính của vật liệu
 trên máy kéo nén vạn năng WEW-600B tại phòng thí nghiệm, thực hành kiểm tra vật liệu
TS. Lê Ngọc Hòa hướng dẫn sinh viên thực hành điều khiển động cơ SECVO
           “Nhân cách của người thầy có sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến sự nhận thức của học sinh sinh viên”.  Tổng Bí thư Lê Duẩn có nói: “Trong công việc của các kỹ sư thì công việc của người kỹ sư tâm hồn là khó nhất”. Nó đòi hỏi người thầy phải giành một quỹ thời gian không nhỏ trong việc giáo dục học sinh sinh viên và phải làm việc với tất cả lương tâm, trách nhiệm của một nhà mô phạm. Đẹp biết bao hình ảnh những người thầy người cô miệt mài trên bục giảng truyền cho các em những kiến thức khoa học, ân cần cầm tay từng em uốn nắn từng nét chữ của buổi đầu tập viết, đây không chỉ là uốn nắn nét chữ mà là các thầy, cô đang viết lên “Tình yêu cuộc sống” trong tâm  hồn mỗi học sinh sinh viên. Người Thầy là người tiếp xúc với nhiều học sinh, sinh viên và mỗi em có những đặc tính tâm lý, đạo đức, hoàn cảnh gia đình riêng. Có nghĩa là con người muôn hình muôn vẻ nên các phương pháp dạy người cũng muôn hình, muôn vẻ. Nếu cứ cứng nhắc chỉ khư khư áp dụng một phương pháp giáo dục cho tất cả các em thì hiểu quả sẽ không cao, do đó đòi hỏi người Thầy phải có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để có đủ kiến thức cung cấp cho các em. Chính vì thế nhân cách của nhà giáo rất quan trọng, vì nhà giáo dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình. Nhân cách ở đây không chỉ là cách sống giản dị, mực thước mà nhân cách toàn diện của nhà giáo đòi hỏi người thầy phải nắm vững các kiến thức khoa học về bộ môn, phải có phương pháp giảng dạy, giáo dục tốt và đặc biệt là có các phẩm chất đạo đức để làm gương cho học sinh sinh viên. Những người thầy người cô có tâm huyết với nghề luôn đau đáu trong lòng vì sự nghiệp trồng người, vui mừng khi thấy học sinh sinh viên của mình thành đạt nên người và đau lòng khi thấy các em bước và con đường lầm lỡ, đã dành hết tâm huyết dìu dắt để các em không ngừng tiến bộ.
Thầy Mạc Văn Giang hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy tiện CNC-JG 100
tại 
phòng thí nghiệm, thực hành CNC
Thầy Tạ Văn Hiển – Trưởng Khoa Công nghệ May và Thời trang
hướng dẫn sinh viên thực hành thiết kế mẫu
          Trước đây cha ông ta gặp vô vàn gian khó về vật chất nhưng đã đào tạo ra được những thế hệ làm rạng danh đất nước. Trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển, đòi hỏi mỗi thầy, cô phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để có kiến thức vững vàng tự tin truyền đạt cho các em những tri thức mới, có như vậy nền giáo dục nước nhà mới không bị tụt hậu so với thế giới.
NGND.TS Đinh Văn Nhượng – Hiệu trưởng cùng các thầy, cô trong Ban Giám hiệu trao giải và chụp ảnh
lưu niệm cùng các thầy, cô đạt giải tại Hội thi GVDG năm học 2017-2018
  Đồng chí Trần Quang Huy (Người đứng bên trái) - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam,
đồng chí 
Trần Văn Cương (người đứng bên phải) - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương trao
Bằng Lao động sáng tạo 
của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho 03 cá nhân của nhà trường
          Với lối sống thanh bạch, mẫu mực, sự tâm huyết ân tình suốt đời làm việc nhân đức, một lòng với việc khai trí, khai tâm, rèn đức cho lớp trẻ nên người, người thầy xưa và nay mãi được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được cả xã hội đề cao.
 
 

Tác giả bài viết: TS. Phạm Văn Dự

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây