TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Phòng Tổ chức hành chính

Địa chỉ: Tầng 1 Nhà B1 cơ sở 1, Trường Đại học Sao Đỏ 
Điện thoại: 02203.882218      
Email: 
        Phòng TCHC hiện có 16 viên chức, với chức năng, nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng về công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động; thực hiện công tác hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, lễ tân, tạp vụ, đối ngoại, thông tin liên lạc, đưa đón lãnh đạo đi công tác; thực hiện công tác thi đua khen thưởng và công tác văn phòng Đảng ủy.
       Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, phòng TCHC đã tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo điều chỉnh, sắp xếp cơ cấu đơn vị và bố trí vị trí việc làm hợp lý nhằm phát huy hết khả năng của mỗi viên chức, người lao động; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo ở các phòng, khoa điều hành đơn vị hoạt động ổn định, có hiệu suất cao.
       Thực hiện và đề xuất kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng quy định nội bộ phù hợp với hoạt động của Nhà trường, nâng cao chất lượng công tác quản lý. Tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách và thực hiện tốt công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chế độ chính sách đối với người lao động, chế độ bảo hiểm y tế cho sinh viên.
Công tác văn thư lưu trữ, lễ tân, tạp vụ, đối ngoại, thông tin liên lạc, đưa đón lãnh đạo, viên chức đi công tác, thăm quan, học tập được thực hiện kịp thời, chu đáo.
        Văn phòng Đảng ủy đã làm tốt công tác Đảng vụ, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của cấp ủy trong toàn Đảng bộ đảm bảo kịp thời.
B- Chức năng
        Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về công tác tổ chức, nhân sự, chế độ, chính sách, công tác pháp chế; thi đua khen thưởng, văn thư, lưu trữ, lễ tân, điều phối phương tiện; đảng vụ, y tế theo quy định.
C- Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Công tác tổ chức
a) Nghiên cứu và đề xuất các phương án xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý của trường.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan lập quy hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên.
c) Xây dựng trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản liên quan đến công tác tổ chức; xây dựng trình Bộ Công Thương phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của trường (nếu cần).
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ các quy định, quy tắc, nội quy trong nội bộ nhà trường.
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất với Hiệu trưởng việc bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển chức vụ lãnh đạo các đơn vị, chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng làm việc cho viên chức.
e) Phối hợp với các đơn vị đánh giá hết tập sự của viên chức. Thực hiện các thủ tục trình Hiệu trưởng ký hợp đồng lao đồng làm việc, công việc nhu cầu công tác của trường.
f) Phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý, theo dõi và tổng hợp kết quả viên chức.
g) Quản lý hồ sơ công chức, viên chức; thẩm tra, xác minh, xác nhận hồ sơ viên chức.
h) Phối hợp với Thanh tra Hiệu trưởng trong giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến viên chức.
2. Lao động tiền lương
a) Theo dõi và tổ chức xét duyệt lương, phụ cấp, nâng bậc lương cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định.
b) Theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thi nâng hạng viên chức, nâng bậc lương.
c) Thực hiện tính lương, thu nhập tăng thêm hàng tháng cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng đúng quy định.
d) Thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; làm thủ tục nghỉ chế độ cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng.
3. Công hành chính
a) Sắp xếp lịch công tác tuần của trường và là đầu mối tiếp đón khách của nhà trường.
b) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Ban Giám hiệu đi công tác trong và ngoài nước.
c) Quản lý và điều hành sử dụng xe ô tô của trường. Quản lý và điều phối sử dụng các phòng họp; vệ sinh, phục vụ các phòng làm việc của Ban giám hiệu và các phòng họp do phòng trực tiếp quản lý.
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm các yêu cầu về vật chất, điều kiện làm việc cho các hội nghị, hội thảo, họp chuyên môn của nhà trường.
đ) Tiếp nhận, phân loại công văn, thư tín, điện báo, fax từ các nơi gửi về trường, trình Hiệu trưởng và chuyển đến các đơn vị liên quan để xử lý, giải quyết.
e) Đóng dấu và quản lý con dấu; cấp giấy công tác, giấy giới thiệu cho viên chức, lao động hợp đồng; làm thẻ viên chức; chứng nhận bản sao các văn bản của trường và sao lục văn bản của cấp trên theo quy định của Hiệu trưởng.
f) Chuyển công văn, tài liệu, thư tín của các đơn vị trong trường cho các nơi ngoài trường. Chuyển fax, đăng ký điện thoại đường dài đến các địa phương trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của lãnh đạo trường. Đặt mua, tiếp nhận và phân phối báo chí đến các đơn vị trong trường.
g) Quản lý phô tô các tài liệu phục vụ cho công tác chung của trường.
h) Ký xác nhận giấy đi đường cho khách từ các cơ quan ngoài trường đến công tác.
i) Phối hợp với Công đoàn trường, các đơn vị liên quan và gia đình làm thủ tục tang lễ khi công chức, viên chức của trường qua đời và thực hiện hiếu, hỷ theo quy định.
4. Công tác pháp chế
4.1. Công tác xây dựng văn bản
a) Phối hợp với các phòng, khoa  giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động của Trường;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác pháp chế theo từng năm học trình Hiệu trưởng phê duyệt; chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các quy định, quy chế, đề án, các loại hợp đồng và các văn bản liên quan đến công tác pháp chế theo sự phân công của Hiệu trưởng và trưởng phòng Tổ chức   Hành chính;
c) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các phòng chức năng thuộc Trường soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng ký ban hành.
4.2. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản
a) Kiểm tra về mặt pháp lý đối với các thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu mang tính cam kết với các đối tác trước khi trình Hiệu trưởng ký;
b) Rà soát các quy định, quy chế của nhà trường thông qua việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ pháp lý nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định, quy chế trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hoặc tình hình thực tế.
4.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định, quy chế của Trường cho công chức, viên chức và sinh viên;
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong nhà trường;
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Hiệu trưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4.4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các quy định của nhà trường
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi tình hình thi hành pháp luật của nhà trường theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường;
c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong nhà trường gửi các cơ quan có thẩm quyền.
4.5. Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn, giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Trường;
b) Tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng những vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường và của công chức, viên chức và sinh viên;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong các hoạt động pháp lý liên quan đến tổ chức bộ máy hoạt động, hợp tác quốc tế, đào tạo của Trường;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, quy định, quy chế trong hoạt động của nhà trường theo sự phân công của Hiệu trưởng.
4.6. Thực hiện chế độ báo cáo
a) Chủ trì xây dựng báo cáo tổng kết công tác pháp chế năm học và báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu công tác pháp chế năm học; báo cáo chương trình, kế hoạch công tác pháp chế theo năm học;
b) Định kỳ hàng năm, trình Hiệu trưởng báo cáo kết quả rà soát quy định, quy chế của Trường và đề xuất phương án xử lý những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;
c) Chủ trì xây dựng các báo cáo đột xuất liên quan đến công tác pháp chế theo yêu cầu của Nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền.
5. Công tác y tế
4.1. Công tác quản lý sức khoẻ, khám và chữa bệnh ban đầu
a) Tổ chức khám, chữa bệnh ban đầu cho công chức, viên chức và sinh viên trong trường kịp thời, thuận lợi. Khi cần thiết phải gửi đi điều trị kịp thời lên tuyến trên theo quy định của ngành y tế.
b) Lập hồ sơ, phân loại, tổ chức quản lý sức khoẻ và thực hiện các quy định về BHYT cho công chức, viên chức và sinh viên.
c) Đề nghị lập hồ sơ bệnh án, hồ sơ giám định sức khoẻ, tai nạn, thương tích theo chế độ bảo hiểm cho công chức, viên chức và sinh viên.
d) Đề xuất chế độ, chính sách bồi dưỡng sức khoẻ cho công chức, viên chức.
đ) Quản lý và phân phối thuốc, đảm bảo chất lượng, tuân thủ chặt chẽ quy chế quản lý thuốc của ngành y tế.
e) Thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh ban đầu cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng và người học theo quy định.
4.2. Công tác phòng bệnh, phòng dịch
a) Lập kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch; tuyên truyền, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh trong công chức, viên chức và sinh viên.  
b) Đề xuất các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan y tế cấp trên kịp thời phát hiện, khoanh vùng và tiêu diệt các ổ bệnh dịch không để lây lan. Kiến nghị với Hiệu trưởng tạm thời đình chỉ làm việc, giảng dạy, học tập khi có nguy cơ dịch bệnh, mất an toàn cao.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống (khu căng tin), nguồn nước phục vụ cho người học. Nghiên cứu đề xuất những biện pháp cụ thể, kịp thời, hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường công tác, học tập luôn xanh, sạch, đẹp, vệ sinh.
4.3. Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công tác y tế trường học theo quy định.
4.4. Sử dụng con dấu riêng trong công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị và các sự kiện của trường theo nhiệm vụ được phân công.
7. Tổ chức triển khai công tác thi đua, khen thưởng của trường.
7. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
A- Phân công công tác
Lãnh đạo Phòng
- Trưởng phòng: TS. Nguyễn Minh Tuấn phụ trách công tác chung của phòng
- Phó trưởng phòng: ThS. Vũ Hồng Sơn.
                               ThS. Chu Thị Thương
Các chuyên viên
1. Tổ chức:
- Đào Thị Kim Tuyến
- Nguyễn Thị Hà
2. Văn Phòng
- Vũ Hồng Sơn
- Nguyễn Thị Trang
- Nguyễn Thị Hiền
- Mạc Văn Trưởng
- Nguyễn Đức Tú
- Nguyễn Tiến Đạt
- Nguyễn Văn Lục
3. Văn phòng Đảng ủy
- Chu Thị Thương
4. Văn phòng Đoàn TN
- Lê Thị Huyền
5. Văn phòng Công đoàn
- Vũ Thị Ánh Tuyết
Phóng sự ảnh
Tạp chí Công thương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây