Nhân lực ngành dệt, may thiếu trầm trọng do Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Theo Tạp chí điện tử VnEconomy: “Năm 2022 xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam vẫn tự tin về đích với con số 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) chia sẻ, kết quả trên là nhờ Việt Nam đã mở toang cánh cửa hội nhập với 15 Hiệp định thương mại có hiệu lực”. Nhờ sự hội nhập kinh tế toàn cầu, những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực, tích cực tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng da giầy, dệt may và nông nghiệp, thủy sản.
Qua nhận định trên cho thấy, thực tế tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt, may tại Việt Nam hiện nay đang rất thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực ở độ tuổi trẻ, có năng lực và trình độ, thích ứng được môi trường làm việc với máy móc trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Bởi vậy, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt, may đã ký kết hợp tác đào tạo và tiếp nhận nguồn nhân lực sau đào tạo với Trường Đại học Sao Đỏ tuyển dụng sinh viên ngành Công nghệ dệt, may ở nhiều vị trí việc làm của công ty.
Trang thiết bị phục vụ đào tạo được đầu tư tiên tiến, hiện đại giúp sinh viên nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu doanh nghiệp
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Công nghệ dệt, may được đào tạo các học phần chuyên ngành phù hợp với công việc thực tế ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt, để nâng cao năng lực thực hành của sinh viên, nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại cho Trung tâm Thực hành và Thiết kế thời trang. Sinh viên được học tập và thiết kế thời trang trên các phần mềm chuyên ngành như: AccuMark, Lectra, Optitex, Coreldraw, máy vẽ sơ đồ, bảng số hoá các chi tiết…
Sinh viên được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại các phòng thực hành chuyên dụng như: Phòng thực hành cắt và chuẩn bị phôi liệu; phòng thực hành thiết kế thời trang; phòng tự động hóa ngành may… với các thiết bị hiện đại: máy may điện tử, máy in cắt mẫu tự động được kết nối với các phần mềm chuyên ngành, học liệu đảm bảo tốt cho quá trình học tập và thực hành, thực nghiệm của sinh viên.
Sinh viên được học tập và thiết kế thời trang trên các phần mềm chuyên ngành
Chương trình đào tạo bám sát thực tế, sinh viên ngành Công nghệ dệt, may thích ứng nhanh các vị trí công việc ngoài doanh nghiệp
Trong quá trình học, sinh viên ngành Công nghệ dệt, may được lĩnh hội nhiều kiến thức chuyên sâu: mỹ thuật trang phục; thiết kế thời trang; thiết kế mẫu các sản phẩm may từ phổ thông đến cao cấp; kỹ thuật cắt may các trang phục từ cơ bản đến phức tạp; nghiên cứu và phát triển quá trình công nghệ may trong doanh nghiệp; quản lý chất lượng sản phẩm; thiết kế và điều hành dây truyền may trong các doanh nghiệp may... sinh viên có thể áp dụng những kiến thức này vào thực tế rất tốt. Với chương trình học này, sinh viên có thể lựa chọn cho mình lĩnh vực chuyên môn phù hợp để phát triển năng lực bản thân, đáp ứng yêu cầu các vị trí làm việc ngoài doanh nghiệp.
Trung tâm Thực hành và Thiết kế thời trang với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại
Mỹ thuật trang phục, thiết kế thời trang là những môn học thú vị giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo
Giảng viên Nguyễn Thị Hằng hướng dẫn sinh viên thiết kế váy dạ hội trên manocanh
Cùng với đào tạo, Nhà trường thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội thi, nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành giúp kích thích khả năng sáng tạo và nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên. Tạo môi trường thi đua học tập sôi nổi, giúp sinh viên trau dồi kiến thức, tăng khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và hình thành kỹ năng mềm tốt.
Nhà trường tăng cường ký kết hợp tác với doanh nghiệp – Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
Để sinh viên ngành Công nghệ dệt, may sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay và làm đúng chuyên ngành, Nhà trường đã đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với hàng chục doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, thiết kế thời trang trong nước và nước ngoài.
Hiện nay, Nhà trường có mối quan hệ gắn bó lâu dài với các công ty, doanh nghiệp như: Công ty TNHH May Tinh Lợi; Công ty TNHH Regina MiracleInternational Việt Nam, Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific, Công ty TNHH May Formostar, Công ty TNHH Vina Hanhee, Công Ty Cổ Phần May Quảng Ninh, Tập đoàn An phát; Công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long - Mỹ Hào – Hưng Yên; Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam), Việt Yên, Bắc Giang; Công ty TNHH Phát triển và Dịch vụ thương mại Kim Sơn - Hải Dương… hàng năm các công ty này đã về trường tuyển dụng các vị trí việc làm đối với sinh viên năm thứ 4 của khoa.
Điển hình sinh viên ngành công nghệ may khóa 9 sau khi tốt nghiệp đã có nhiều bạn được tuyển dụng ngay vào các vị trí phù hợp với chuyên ngành. Trong đó có cựu sinh viên Nguyễn Duy Dự - DK9 May, sau khi tốt nghiệp đã được Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Hải Dương) tuyển dụng và làm việc tại phòng CMD với công việc chính là nghiên cứu và chỉnh sửa rập trên phần mềm Gerber Accumark.
Cựu sinh viên Nguyễn Duy Dự - DK9 May hiện đang làm việc tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Hải Dương)
Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ dệt, may, nhiều cựu sinh viên đã và đang làm việc tại các công ty lớn và đã đạt được những vị trí nhất định. Trong đó có cựu sinh viên Đỗ Văn Hùng - Trưởng phòng kỹ thuật tại Công ty TNHH SPHERE-VINA. Tại vị trí này, Hùng đảm nhiệm nhiều đầu việc chuyên môn, là người sắp xếp công việc quản lý các bộ phận trong phòng. Với số lượng công việc rất lớn nhưng Hùng vẫn luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Còn cựu sinh viên Đinh Thị Thu Trang - Trưởng phòng khách hàng Công ty TNHH Thành Công HPT – TP Bắc Giang cho biết: “Để đạt được vị trí công việc hiện tại, em đã học hỏi rất nhiều dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng được học tại Trường Đại học Sao Đỏ. Các kiến thức đó luôn tạo cho em sự tự tin và áp dụng rất tốt ngoài doanh nghiệp”. Cựu sinh viên Mạc Như Phương – Từng làm quản lý QA tại Công ty TNHH May Tinh Lợi, cho biết: “Sau khi tốt nghiệp, mình ứng tuyển vào Công ty May Tinh Lợi. Khi còn học tại Trường Đại học Sao Đỏ, em luôn mong muốn gây dựng sự nghiệp cho mình và hiện nay Công ty TNHH May Duy Phương, Hải Dương là thành quả của những nỗ lực sau nhiều năm làm việc, học hỏi kinh nghiệm để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực”.
Trong số những sinh viên trên, rất nhiều sinh viên khác của ngành Công nghệ dệt, may đã tìm được các công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có thu nhập cao tại các Công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Theo dự báo của các nhà phân tích thị trường lao động, trong tương lai, doanh nghiệp ngành dệt, may sẽ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trẻ có trình độ và năng lực nghề nghiệp đảm nhiệm ở các vị trí kỹ thuật của công ty. Bởi vậy, các kỹ sư chuyên ngành Công nghệ dệt, may – Trường Đại học Sao Đỏ sẽ không lo thiếu việc làm sau khi tốt nghiệp!