Nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, mọi tầng lớp nhân dân, để có những công trình nghiên cứu thiết thực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả trong việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chiều ngày 16/01/2017 Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Khoa học-Công nghệ Côn Sơn lần thứ IV. Đến dự lễ tổng kết có đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Lương Văn Cầu, Phó chủ tịch UBND tỉnh; GS.VS.TSKH. Đặng Vũ Minh-Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và đại diện các đơn vị tham gia giải.
Giải thưởng Khoa học -Công nghệ Côn Sơn lần thứ IV đã tiếp nhận 58 công trình khoa học của các tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia xét thưởng thuộc 5 lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa; Điện, điện tử, viễn thông; Nông nghiệp, môi trường; Y, dược; Khoa học xã hội và nhân văn. Hội đồng đã thành lập 5 Ban Sơ khảo với sự tham gia của 35 chuyên gia theo từng chuyên ngành.
TS. Ngô Hữu Mạnh (hàng thứ nhất đứng giữa) nhận giải C tại Lễ tổng kết
Trường Đại học Sao Đỏ tham cuộc thi với 02 công trình thuộc lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa, công trình: “Nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý, phục hồi nâng cao hiệu suất làm việc của trục ép đùn trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói lên 1,5 lần tương đương 1.200.000 sản phẩm/lượt” do TS. Ngô Hữu Mạnh làm chủ nhiệm đề tài. Công trình nghiên cứu này đã được áp dụng vào thực tế sản xuất của 03 doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói nung là Viglacera Đồng Triều, Viglacera Hạ Long, Công ty cổ phần Hoàng Tiến, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với những giá trị ưu việt trong quá trình sản xuất tai doanh nghiệp, công trình nghiên cứu đã được Ban tổ chức trao giải C tại Lễ tổng kết.
NGƯT.TS. Phí Đăng Tuệ (hàng thứ nhất đứng giữa) nhận giải Khuyến khích tại Lễ tổng kết
Công trình “Nghiên cứu, xây dựng mô hình khoan – phay tự động có ứng dụng vi xử lý AVR phục vụ công tác đào tạo tại trường Đại học Sao Đỏ” do NGƯT.TS. Phí Đăng Tuệ, Vũ Quang Thập đồng chủ nhiệm. Đề tài là mô hình giảng dạy trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp, giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và tích hợp CIM. Công trình nghiên cứu đã tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công trình đã được Ban tổ chức trao giải Khuyến khích.
Các công trình khoa học được giải thưởng của Nhà trường đã khẳng định trình độ, năng lực nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, kết quả của các nghiên cứu này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường đối với xã hội, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh nhà.