1. Tiễn ông Công ông Táo
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam lại dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa ban thờ để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng truyền thống phải có cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng cho gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.
2. Gói bánh chưng
Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nước đời vua Hùng Vương. Ngày nay, vào tầm 26 – 30 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng để thờ cúng ông bà tổ tiên với ý nghĩa mong muốn gia đình năm mới vui vẻ tràn đầy, mọi việc hanh thông, vạn sự tốt lành như ý.
Nguồn Internet
3. Đi chợ Tết
Những ngày cuối năm, người người rủ nhau đi chợ sắm tết: Chợ hoa để mua hoa trang trí bàn thờ tổ tiên, nhà cửa. Ngày Tết gia đình nào cũng có hoa đào, mai, hoa lan, chậu quất… để trưng trong nhà. Bởi hoa tựng trưng cho mùa xuân, đẹp, trang nhã và có ý nghĩa mang đến niềm vui tươi, phấn khởi và hạnh phúc cho gia đình. Ngoài hoa, người dân còn sắm bánh kẹo, đặc biệt mọi người đều mua ngũ quả (5 loại quả - đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả đầy đặn, đẹp tượng trưng cho sự no ấm đủ đầy thế nên ai cũng muốn bày bàn thờ thật đẹp trong những ngày Tết.
Nguồn Internet
4. Hái lộc đầu Xuân
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng Một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.
Nguồn Internet
5. Xông đất
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì mọi người quan niệm rằng, người xông đất sẽ đem đến cả một năm vui vẻ, phát đạt. Vì thế,mọi người thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất, để cầu mong một năm tràn đầy yêu thương hạnh phúc, phát tài phát lộc.
6. Chúc Tết và mừng tuổi
Vào ngày mồng Một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình. Lời chúc Tết đầu năm thường là những lời chúc đem lại những điều may mắn, cầu mong một năm tài lộc, an khang, thịnh vượng đến với gia đình. Kèm theo lời chúc là tục mừng tuổi. Người trẻ mừng tuổi cụ già mong sức khỏe và sống lâu trăm tuổi, người già mừng tuổi trẻ em mong hay ăn, chóng lớn..
Nguồn Internet
7. Xuất hành
Người Việt quan niệm, ngày mồng Một đầu năm, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành, hi vọng có năm mới may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.
8. Lễ chùa đầu năm
Đầu năm, ai cũng đi Lễ chùa để cầu bình an, đây cũng là nét đẹp của người Việt để cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho gia đình và người thân. Đồng thời, đi lễ chùa cũng là một hình thức du Xuân, vãn cảnh để thưởng thức “hơi thở” của mùa Xuân vể.
9. Khai bút và xin chữ đầu Xuân
Đây là phong tục đẹp của người Việt bởi bất kỳ ai cũng mong: “Công thành, danh toại” trong cuộc sống. Trong tục khai bút, có người làm thơ khai bút, có người viết câu đối, viết văn để khai bút...
Nguồn Internet
Ngoài ra, xin chữ là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam. Với mong muốn thi cử học hành đỗ đạt. Bởi chữ là đạo học, mỗi chữ đều có ý nghĩa thể hiện tình cảm, đạo đức và lối sống của con người. Người xin chữ đều hướng tâm và mong những điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình.